Trong năm 2015 Hội chuyên ngành “Động lực học và điều khiển” và Phân ban Việt Nam của Hiệp hội Lý thuyết Máy và Cơ cấu quốc tế đã tích cực hoạt động. Là một bộ phận của Hội Cơ học Việt Nam, nhiệm vụ chủ yếu của chúng tôi là tập hợp đội ngũ, thông tin và tư vấn về các vấn đề nghiên cứu, ứng dụng, cũng như thông tin và tư vấn phản biện các vấn đề về giảng dạy trong lĩnh vực Động lực học và điều khiển các hệ cơ học.

Tin tức về hoạt động các Hội chuyên ngành:

 

                  HỘI CHUYÊN NGÀNH ĐỘNG LỰC VÀ ĐIỀU KHIỂN

 

Trong năm 2015 Hội chuyên ngành “Động lực học và điều khiển” và Phân ban Việt Nam của Hiệp hội Lý thuyết Máy và Cơ cấu quốc tế đã tích cực hoạt động. Là một bộ phận của Hội Cơ học Việt Nam, nhiệm vụ chủ yếu của chúng tôi là tập hợp đội ngũ, thông tin và tư vấn về các vấn đề nghiên cứu, ứng dụng, cũng như thông tin và tư vấn phản biện các vấn đề về giảng dạy trong lĩnh vực Động lực học và điều khiển các hệ cơ học.

 

I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2015

1. Các hoạt động khoa học và công nghệ

Trong năm 2015 Hội chuyên ngành “Động lực học và điều khiển” và „Phân ban Việt Nam của Hiệp hội Lý thuyết Máy và Cơ cấu quốc tế“ đã thực hiện một số hoạt động khoa học và công nghệ như sau:

a) Tổ chức hội nghi khoa học quốc tế

    Nhằm tập hợp đội ngũ và tạo điều kiện cho các hội viên tiếp cận với các thông tin khoa học, các thành tựu khoa học mới, Hội đã tham gia cùng Hội Cơ học Việt Nam tổ chức thành công  Hội nghị Dao động Châu Á và Thái bình dương lần thứ 16, tổ chức ở Hà Nội 24-26,Tháng 11,Năm 2015. Có hơn 100 nhà khoa học nước ngoài tham dự.

b) Tham gia các Hội nghị khoa học toàn quốc

-       Tham gia Hội nghị Cơ học kỹ thuật ở Đà Nẵng, 3-5, tháng 8 năm 2015. Có hơn 30 báo cáo khoa học về “Động lực học và điều khiển” .

-       Có một số báo cáo khoa học tại Hội nghị Tự động hóa toàn quốc, Thái nguyên, tháng 11 năm 2015.

c) Tổ chức các Xêmina và các chuyên đề

       - Hội đã phối hợp với các cơ quan khác tổ chức các xêmina và chuyên đề về Động lực học và Điều khiển ở Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Cơ học Hà Nội, Viện Cơ học ứng dụng TP Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh ,v.v.... Qua đó giúp một số hội viên trẻ có điều kiện tiếp xúc với một số vấn đề cơ bản, thời sự của Động lực học và Điều khiển.

-  Nhiều hội viên thực hiện các trao đổi khoa học quốc tế

d) Tham gia các Hoạt động của  IFToMM

      - Hai thành viên của Hội Động lực học và điều khiển tham gia vào Ban khoa học của Hội nghị quốc tế “4. IFToMM International Symposium on Robotics and Mechatronics (ISRM 2015)”, tổ chức ở Poitiers, Paris , Fhaps, 23-25, tháng 6, năm 2015.

       - Hội đã đóng Hội phí IFToMM năm 2014 và 2015  (mỗi năm 300USD).

- Tham gia các hoạt động của IFToMM

e) Các hoạt động khoa học và công nghệ

- Nhiều hội viên đã tham gia nhiều đề tài về nghiên cứu về Cơ học cấp Trường hoặc cấp Viện, cấp Bộ, và đặc biệt nhiều cán bộ trẻ đã tham gia các đề tài nghiên cứu cơ bản (NAFOSTED) được tài trợ bởi Qũy Phát triển KH&CN Quốc gia. Các đề tài này có tác dụng tích cực trong việc duy trì không khí nghiên cứu khoa học, tăng cường các công bố quốc tế và góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng các cán bộ khoa học trẻ.

- Nhiều hội viên của Hội đã công bố các công trình khoa học trên các Tạp chí khoa học quốc tế, các Tạp chí khoa học trong nước , các Hội nghị khoa học quốc tế và quốc gia.

      - Tuy nhiên việc hỗ trợ các hội viên nghiên cứu khoa học để có các công trình công bố với trình độ quốc tế (ISI) là mặt công tác mà Hội cần đẩy mạnh hơn nữa.

2. Các hoạt động tư vấn về đào tạo và chuyển giao công nghệ

- Các hoạt động tư vấn, giám định và phản biện xã hội là những nhiệm vụ thích hợp với chức năng của các hội khoa học. Hội rất quan tâm tới chất lượng đào tạo cơ học trong các trường Đại học.

- Các hội viên của Hội cũng tham gia phản biện, tư vấn nhiều hoạt động khoa học – công nghệ, nhiều chương trình đào tạo nhưng còn lẻ tẻ và chưa mang đậm dấu ấn của hội.

3. Các hoạt động của Hội vì thế hệ trẻ

    Các hội viên của Hội đã tham gia tích cực bồi dưỡng sinh viên các trường đại học thi Olympic Cơ học kỹ thuât, Tin học trong Cơ học  năm 2015.  Chúng tôi cũng tích cực tham gia ra đề thi, chấm thi Olympic.

    Một số hội viên của Hội đã tham gia bồi dưỡng sinh viên dự thi VIFOTEC, ROBOTCON năm 2015 .

II  PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI TRONG NĂM TỚI  2016

Trong năm 2016 Hội chuyên ngành “Động lực học và điều khiển” và „Phân ban Việt Nam của Hiệp hội Lý thuyết Máy và Cơ cấu quốc“ sẽ tiến hành một số công việc như sau:

  1. Thực hiện tốt các chủ trương, nhiệm vụ mà Hội Cơ học Việt Nam giao cho Hội chuyên ngành chúng “Động lực học và điều khiển”.
  2. Đề nghị Hội Cơ học Việt Nam cho thành lập Nhóm nghiên cứu Kỹ thuật gió và Công trình nhằm tập hợp đội ngũ tiến hành nghiên cứu tác động tương hỗ giữa gió và các công trình xây dựng, phục vụ cho công việc xây dựng và bảo dưỡng các nhà cao tầng, các cầu dây võng, cầu dây văng,…ở Việt Nam.
  3. Tăng cường xây dựng quan hệ hợp tác quốc tế với các Hội chuyên ngành và các nhà  khoa học ở các nước.  Bên cạnh việc phát triển quan hệ hợp tác giữa các nhà cơ học Việt Nam và các nhà Cơ học châu Âu, châu Mỹ, chú ý việc xây dựng quan hệ giữa các nhà cơ học Việt Nam và các nhà Cơ học ở Châu Á – Thái Bình Dương  (Úc, Nhật, Đài loan, Singapore, Hàn Quốc). Tham gia các hoạt động của IFToMM.
  4. Chuẩn bị tổ chức Hội nghị Cơ kỹ thuật và Tự động hóa toàn quốc lần thứ hai nhân Kỷ niệm 60 thành lập Trường Đại học Bách khoa Hà Nôi, tháng 10 năm 2016.
  5. Tham gia Hội nghị quốc tế Hội nghị quốc tế về Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa (ICEMA4) tổ chức ở ĐH quốc gia Hà Nội Tháng 8/2016 và Hội nghị Cơ điện tử Tổ chức ở ĐH Cần Thơ tháng 11, năm 2016.

                                                                  GSTSKH Nguyễn Văn Khang

 

 

              HỘI CHUYÊN NGÀNH CƠ HỌC VẬT RẮN BIẾN DẠNG

 

  1. Về Hội nghị

-        Đã tổ chức thành công Hội nghị CHVRBD lần thứ 12 (6-7/8/2015) tại Đại học Duy Tân, Đà Nẵng. Với hơn 300 báo cáo gửi tham gia, trong số đó 275 báo cáo được trình bày tại Hội nghị.

-        Đã hoàn thành công tác phản biện các bài báo. Đang hoàn thiên công tác biên tập và in ấn. Dự định có tuyển tập trong tháng 2/2016

-        Tiến hành các công tác chuẩn bị cho Hội nghị Vật liệu, Kết cấu Composite: Cơ học, Công nghệ và Ứng dụng vào 28-29/7/2016 tại Đại học Nha Trang. Hiên nay đã gửi Thông báo số 1 tới các nhà khoa học trong và ngoài nước.

-        Sẵn sàng tham gia Hội nghị Cơ kỹ thuật và Tự động hóa, kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường ĐHBK HN, 10/2016.

2. Các hoạt động khoa học khác

-        Xêmina CHVRBD (Chủ trì: GS.TS Trần Ích Thịnh, GS. Đào Huy Bích, GS.Nguyễn Đăng Bích, PGS. Đào Văn Dũng, GS. Nguyễn Đình Đức)

-        Xêmina tại Viện Cơ học về “Cơ học Vật liệu” (Chủ trì PGS.TSKH Phạm Đức Chính) sinh hoạt 2 tuần một lần và Xêmina “Mô phỏng và nhận dạng kết cấu” (chủ trì TS Nguyễn Việt Khoa, PGS.TS Đào Như Mai)

-        Xêmina về “Dao động, ổn định và truyền sóng đàn hồi” của Bộ môn Cơ học, Khoa Toán – Cơ – Tin, Đại học Khoa học Tự nhiên (chủ trì PGS.TS Phạm Chí Vĩnh).

-        Xêmina về “Cơ học tính toán trong khoa học vật liệu composite” (chủ trì GS.TSKH Nguyễn Đình Đức).

-        Xêmina về “Tính toán kết cấu composite và các công trình biển đảo” của bộ môn Cơ Vật rắn, Học viện Kỹ thuật Quân sự (Chủ trì GS.TS Hoàng Xuân Lượng, PGS. TS Nguyễn Thái Chung).

-        Xêmina tại ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (Chủ trì PGS.TS Nguyễn Hoài Sơn).

                                                                                              GS. TS. Trần Ích Thịnh

 

 

                                   HỘI CHUYẺN NGÀNH THỦY KHÍ

 

1. Hoạt động của Hội trong năm 2015

-       Tham gia đầy đủ các hoạt động của Hội Cơ học Việt Nam: tổ chức Olympic Cơ học, các buổi họp Ban chấp hành,...

-       Duy trì các seminar chuyên ngành tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh,…

-       In tuyển tập Hội nghị khoa học năm 2014.

-       Tổ chức thành công Hội nghị khoa học năm 2015 tại Đà Nẵng. Ban tổ chức đã kết hợp tốt mục tiêu của Hội nghị khoa học và nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của các Đại biểu và Hội viên. Tại Hội nghị có 4 tiểu ban song song với 88 báo cáo khoa học và 34 báo cáo treo. Đã tổ chức cho các đại biểu thăm quan Cù Lao Chàm.

-       Tổ chức thành công Đại hội lần thứ 7. Đại hội đã nhất trí bầu ra Ban chấp hành nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 65 thành viên.

-       Duy trì hoạt động của Liên hiệp Khoa học Sản xuất Nhiệt Thủy Khí động.

2. Xuất bản Tuyển tập công trình Hội nghị Khoa học 2015

-       Ban biên tập đã nhận được 116 báo cáo toàn văn đã chỉnh sửa theo ý kiến tại Hội nghị 2015.

-       Sẽ hoàn thành lấy ý kiến phản biện và in Tuyển tập 2015 vào tháng 5/2016.

3. Phương hướng hoạt động 2016

-       Duy trì các hoạt động thường xuyên của Hội: các xêmina của các đơn vị thành viên, tổ chức Hội nghị khoa học hàng năm vafocuoois tháng 7/2016, chọn trường Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị đồng tổ chức.

-       Thành lập Giải thưởng khoa học công nghệ của Hội Cơ học Thủy khí (VAFM Prize in Science and Technology) với mục đích là trao giải thưởng hàng năm cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thủy khí nhằm khuyến khích, động viên các nhà khoa học của Hội trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ.

-       Tham gia đầy đủ và có tránh nhiệm các hoạt động của Hội Cơ học Việt Nam.

 

                                                                                  PGSTS Nguyễn Thị Việt Liên

Các tin khác
» Thông báo về các phần mềm sử dụng cho kỳ thi Olympic Cơ học toàn quốc năm 2024
» THÔNG BÁO SỐ 2 về HỘI NGHỊ CƠ HỌC TOÀN QUỐC KỶ NIỆM 45 NĂM THÀNH LẬP VIỆN CƠ HỌC
» THÔNG BÁO SỐ 1 về Kỳ thi Olympic Cơ học toàn quốc lần thứ 34 (2024)
» Thông báo xét tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Đạo năm 2023
» THÔNG BÁO SỐ 1 VỀ HỘI NGHỊ CƠ HỌC TOÀN QUỐC KỶ NIỆM 45 NĂM THÀNH LẬP VIỆN CƠ HỌC, 09/04/2024